Trang chủ / Lao động - Sáng tạo

Đất xanh Hải Phòng: Hội thảo tiềm năng Bất động sản và nhà ở cho thuê

Những năm gần đây, huyện Thủy Nguyên nói riêng và Hải Phòng nói chung có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong ngành công nghiệp, thu hút nguồn nhân lực khắp các tỉnh thành lân cận. Hơn thế nữa, thị trường bất động sản bất động sản tại Việt Nam đang có xu hướng lạc quan hơn.Nhận biết được điều đó, 9h00 ngày 15 tháng 10 đã diễn ra chương trình hội thảo “tiềm năng bất động sản và nhà ở cho thuê tại Thủy Nguyên – Hải Phòng” do Đất Xanh Hải Phòng tổ chức.

Toàn cảnh hội thảo tiềm năng bất động sản và nhà ở cho thuê

Tham dự hội thảo có sự tham dự của Đại diện chính quyền huyện Thủy Nguyên; Đại diện công đoàn khu công nghiệp Vsip, Nam Triệu; Đại diện chủ đầu tư G5; Đại diện ngân hàng viettinbank; Báo chí, truyền thông đến đưa tin.

Ông Nguyễn Chiến Ngưỡng – Giám đốc Đất Xanh Hải Phòng

Về phía Bất động sản Đất Xanh, có sự tham dự của Ông Nguyễn Chiến Ngưỡng – Giám đốc Đất Xanh Hải Phòng, và sự góp mặt đầy đủ của toàn bộ cán bộ nhân viên.

Huyện Thủy Nguyên (Nguồn: Internet)

Thủy Nguyên được đánh giá là một trong những huyện giàu nhất Miền Bắc và cũng là nút giao thông quan trọng kết nối 3 tỉnh, thành phố: Hải Phòng – Quảng Ninh – Hải Dương. Do vậy, cơ sở hạ tầng của huyện luôn được chính quyền quan tâm. Hiện nay, Hải Phòng đang xúc tiến triển khai thêm 2 cây cầu (Hoàng Văn Thụ & Nguyễn Trãi) cùng với Cầu Bính tạo nên một tổ hợp cầu nối liền Trung tâm thành phố Hải Phòng với Thủy Nguyên. Tạo động lực phát triển Thủy Nguyên.Địa hình Thủy Nguyên khá đa dạng, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Thủy Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và du lịch.

Khu công nghiệp VSIP (Nguồn: Internet)

Thủy Nguyên còn là nơi có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp Vsip, đã thu hút 12 nhà đầu tư từ các nước: Nhật Bản, Châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Malaysia. Do đó, sẽ có rất nhiều công nhân từ các công nghiệp. Hơn thế nữa, các khu công nghiệp này chưa có quỹ nhà ở cho công nhân dẫn đến vấn đề chỗ ở cho công nhân là vấn đề hết sức nhức nhối.Như vậy, nhu cầu về nhà ở là rất lớn.Thủy Nguyên được coi là “mảnh đất vàng” để đầu tư bất động sản cho thuê.

Khu đô thị Gò Gai Central Park

Nằm ở xã Thủy Sơn, thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên với cơ sở hạ tầng trên đất nền có tổng diện tích 127.519,7 m2 với quy mô dự án bao gồm:

– Trường học, nhà trẻ và hệ thống công viên cây xanh: 4.435,9 m2

– 353 căn nhà liền kề và 86 căn nhà biệt thự trên diện tích đất 57.616.9 m2 với tổng diện tích sàn khoảng 161.000 m2

– Các dãy nhà biệt thự có chiều cao 3 tầng , các dãy nhà liền kề có chiều cao 4 tầng.

Với chính sách bán hàng hấp dẫn, Đất Xanh Hải Phòng đã thu hút chủ đầu tư là Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng, dự án khu đô thị Gò Gai Central Parkcách Khu công nghiệp VSIP khoảng 1km và các lô đất trung bình 10 triệu đồng/m2. Khu đất này có thể xây dựng được khoảng 40 phòng nhỏ từ 3-4 tầng cho thuê với mức giá 1,5 triệu đồng/phòng/tháng. Không chỉ là địa điểm lý tưởng về vị trí địa lý, nhà đầu tư còn chú ý đến không gian sinh hoạt của cộng đồng, quanh khu dự án có đầy đủ những tiện ích như: Công viên, trung tâm thể thao, trung tâm hành chính, trường học, các điểm văn hóa và du lịch rất tiện lợi cho cư dân sinh sống ở đây.

Ông Nguyễn Chiến Ngưỡng – Giám đốc Đất Xanh Hải Phòng nhiệt tình giải đáp thắc mắc của khách hàng

Hơn thế nữa, khách hàng đến với Đất Xanh Hải Phòng sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ các cán bộ nhân viên. Đối với các khách hàng đặt cọc và ký hợp đồng mua bán sẽ nhận được ngay sổ đỏ và sự hỗ trợ lên đến 70% từ ngân hàng.

Sổ đỏ trao tay – Nhận ngay chiết khấu

Với hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, trong tương lai không xa, trong tương lai không xa Thủy Nguyên sẽ trở thành trung tâm mới về sản xuất công nghiệp và giao thương tại thành phố Cảng. Gò Gai Central Park hứa hẹn sẽ mang đến cuộc sống lý tưởng, hiện đại cho những cư dân của dự án và đây cũng là một địa điểm lý tưởng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trong thời gian qua.

Nguồn Tạp chí Truyền thống và Phát triển